Home > Cà phê chia sẻ > Chi tiết
Trong thời gia vừa qua, tại nhiều địa phương sử dụng vôi để sát trùng trong phòng, chống bệnh Dịch tả heo châu phi (DTHCP). Chúng ta cần phải xem xét, việc sử dụng vôi trong sát trùng phòng, chống bệnh DTHCP có thực sự hiệu quả không?
Trước tiên, tất cả các loại thuốc sát trùng đều độc, nếu như chúng ta không sử dụng đúng cách. Do vậy, việc lựa chọn thuốc sát trùng phải dựa trên:
- Hiệu quả sát trùng, tức phổ sát trùng của thuốc và tính mẫn cảm của mầm bệnh so với thuốc
- Mục đích sử dụng: chuồng trống, chuồng có gia súc, sát trùng không khí, nước, hố chôn…
- Hiệu quả kinh tế: Chi phí trên 1 đơn vị diện tích
- Ít độc cho môi trường, con người và gia súc
* Về đặc tính của vi rút DTHCP: Bị tiêu diệt khi pH> 11,5 và pH< 3,9
* Về đặc tính của vôi bột: Trong thực tế tồn tại ở 3 dạng:
- Đá vôi:CaCO3;
- Vôi sống (CaO);
- Vôi tôi: Ca(OH)2) được điều chế từ CaO + H2O = Ca(OH)2;
* Sử dụng oxyt canxi (CaO): Theo tính chất hóa học thì bản chất sát trùng của vôi tôi là hydroxyt canxi Ca(OH)2 vì khi pha vôi sống vào nước sẽ tạo ra Ca(OH)2, đây là chất có tính kiềm tương đối mạnh (pH có thể tới 13 – 14 khi dung dịch Ca(OH)2 được pha ở nồng độ 0,1M). Do đó, trong thực tế thì không ai tính được nồng độ mol, nên pH không đạt được 11,5. Do đó khó có khả năng tiêu diệt vi rút DTHCP.
Sử dụng đá vôi CaCO3: Trong thành phần đá vôi có nhiều tạp chất như đá phiến silic, silica và đá mácma cũng như đất sét, bùn, cát, bitum... khi hòa tan trong nước sẽ cho CaCO2 + CO2 + H2O --> Ca(HCO3)2 có tính a xít yếu, có tính chất đệm nhiều hơn, nên khó đạt pH< 3,9;
=> Tóm lại: Trong trường hợp là đá vôi thì vô dụng, còn vôi sống phải xem lại nồng độ nhưng nhất thiết phải dưới dạng dung dịch, còn rải "sống" cũng xem như con số không.
Hình ảnh: Sát trùng bằng vôi bột phòng, chống bệnh DTHCP
(Nguồn: Internet)
2. Tiêu độc khử trùng (sát trùng) có hiệu quả thì phải làm gì?
Muốn tiêu độc khử trùng có hiệu quả phải làm tốt 2 việc (xem như đã chọn thuốc sát trùng hợp lý nhất):
- Làm sạch cơ học (tiêu độc) bước này rất quan trọng: Loại bỏ các chất hữu cơ như phân, rác, nước tiểu và các chất thải sinh học khác. Đối với, chuồng trại cần dùng các vòi phun áp lực, bàn chải... để loại bỏ các chất bẩn trong các ngóc ngách, sau đó để khô rồi mới tiến hành phun thuốc khử trùng. Vì khi, có nhiều chất thải hữu cơ thì sẽ làm thuốc sát trùng giảm nồng độ, hoặc mất tác dụng.
- Sát trùng: Là quá trình diệt mầm bệnh bằng hóa chất; quá trình này phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc giữa mầm bệnh và hóa chất, vật được sát trùng có sạch hay không, nhiệt độ và pH của môi trường, tiếp xúc nhiều hay ít (bắt buộc phải ước đều trên toàn bộ bề mặt muốn sát trùng, nếu không mầm bệnh còn tồn tại ở những nơi thuốc không có). Tùy vào mục đích muốn sát trùng, là không khí, bề mặt, xe cộ, nhà xưởng, trứng, hố chôn... sẽ có phương pháp sử dụng khác nhau. Lưu ý rằng mỗi loại mầm bệnh bị tiêu diệt bởi 1 vài hóa chất ở nồng độ nhất định, khi ở nồng độ thấp hơn sẽ không diệt được mầm bệnh.
3. Đôi điều nên biết về thuốc sát trùng:
Cũng tương tự như kháng sinh, thuốc sát trùng cũng được phân loại dựa vào hiệu quả diệt khuẩn hay tính chất diệt khuẩn mà người ta phân loại như sau:
* Dựa vào hiệu quả diệt khuẩn: Chia làm 3 loại
- Chất sát trùng mạnh: Là những thuốc sát trùng có khả năng tiêu diệt bào tử bao gồm các loại có thành phần chính là Glutagaldehyde, Chlorine dioxide, hydrogen peroxide và Acid Peracetic
- Chất sát trùng trung bình: Không có khả năng tiêu diệt bào tử, nhưng chúng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn lao, nấm mốc, vi rút có kích thướt trung bình hay nhỏ (vi rút gây viêm gan B), nhóm này bao gồm các hợp chất sau: Chlorine, alcohols, Iodophor, Phenolic.
Chất sát trùng yếu: Không diệt được bào tử, vi khuẩn lao, và các vi rút có kích thước nhỏ. Tuy nhiên có thể diệt các vi khuẩn không sinh bào tử, hầu hết các nấm mốc, các vi rút có kích thướt trùng bình hoặc vi rút có màng lipid; nó bao gồm các chất như Amonium bậc 4 (NH4+)
* Dựa vào tính chất (hoặc nhóm chức):Chia làm 05 nhóm
1. Nhóm Aldehyde bao gồm Glutagaldehyde và Formaldehyde:
+ Glutagaldehyde:
++ Ưu điểm của Glutagaldehyde:
Diệt được tất cả vi khuẩn sinh bào tử, hoặc không sinh bào tử, vi khuẩn lao, nấm mốc và vi rút trong thời gian ngắn hơn 10 phút. Ở nồng độ thông thường, ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người vì khả năng làm tổn thương tế bào máu thấp; duy trì hoạt tính ngay cả khi còn chất hữu cơ, không có tính ăn mòn
++ Nhược điểm của Glutagaldehyde:
Bị hấp thu vào các dụng cụ làm bằng plastic hay cao su (khoảng 10%) và sau đó sẽ phóng thích trở lại sau 24 giờ. Do vậy cần cẩn thận khi dùng thuốc sát trùng này với các dụng cụ làm bằng plastic hay cao su.
+ Formaldehyde:
++ Ưu điểm của Formaldehyde: Giống như Glutagaldehyde
++ Nhược điểm của Formaldehyde:
Độc tính cao, gây kích ứng mạnh ở niêm mạc mắt, niêm mạc mũi, các niêm mạc màng nhày và là chất gây ung thư nên được FDA (Hoa kỳ) khuyến cáo không sử dụng. Giảm nhanh hoạt tính khi tiếp xúc với các chất hữu cơ.
2. Nhóm hợp chất Chlorine: Hypochlorite, Chlorine dioxide, Chloramine B, Chlohexidine
+ Ưu điểm: Phổ sát trùng rộng, không bị ảnh hưởng bởi nước cứng, hoạt tính tăng khi pH trong nước khoảng (5-8) và nhiệt độ cao, không để lại dư lượng gây độc, dễ sử dụng.
+ Nhược điểm: Giảm hoạt tính khi có sự hiện diện của các chất hữu cơ. Ở nồng độ cao một số hợp chất Chlorine có thể gây kích ứng niêm mạc, màng nhầy.
3. Nhóm hợp chất Iodine: Iodoform (CH-I3), Cồn Iod (C2 H5 OH + NaI + I2), dd Iod 2%
- Ưu điểm: Diệt được tất cả vi khuẩn không sinh bào tử, vi khuẩn lao, nấm mốc và hầu hết các vi rút, không độc tính, không kích ứng da.
- Nhươc điểm: Không diệt được bào tử; nếu thiếu sự hiện diện của H2O protein của mầm bệnh không bị biến tính.
4. Nhóm hợp chất Phenolic: Cresol, Phenol, Ortho-Phenylphenol
- Ưu điểm: Diệt được tất cả vi khuẩn không sinh bào tử, vi khuẩn lao, nấm Cadida Albicans. Ortho-Phenylphenol tác động lên vi rút có vỏ cấu tạo lipid mạnh hơn 10 lần so với Phenol, nhưng lại không có hiệu quả ở nhóm Lipophilic (virus herpec, virus cúm), không bị ảnh hưởng bởi chất hữu cơ và nước cứng; duy trì được dư lượng thuốc.
- Nhươc điểm: Không diệt được bào tử; không sử dụng được ở nồng độ cao, do độc tính cao và dễ gây bỏng. Ở nồng độ thấp, phe nol và hợp chất của nó chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn nên không sử dụng các hợp chất này trong trường hợp sát trùng.
5. Nhóm hợp chất Amonium bậc 4: Benzalkonium Chloride, TH4
- Ưu điểm: Tác động trên vi khuẩn G+ cao hơn vi khuẩn G-. Ở nồng độ thông thường các hợp chất Amonium bậc 4 không gây độc cho người làm thao tác sát trùng, cũng như ít độc với môi trường xung quanh.
- Nhươc điểm: Không diệt được bào tử; vi khuẩn lao và nhóm Lipophilic (virus herpec, virus cúm); một số vi khuẩn G- có thể sản sinh trong dung dịch này; sẽ mất tác dụng khi tiếp xúc với chất hữu cơ và xà bông./.
4. Hóa chất sát trùng và khả năng tiêu diệt vi rút DTLCP?
Sản phẩm |
Thời gian sống sót |
Nguồn |
Mẫn cảm với ête và Chloroform. |
|
http://www.oie.int/esp/maladies/fiches/e_A120.htm |
Bất hoạt bằng 0,8% sodium chloride. |
30 phút |
|
Hypochlorites – 2,3% chlorine |
30 phút |
|
0,3% formalin |
30 phút |
|
3% ortho-phenylphenol |
30 phút |
|
Iodine compounds |
|
|
Bùn sinh học thêm vào 1% NaOH hoặc Ca(OH)2 ở 4oC. |
1 phút |
|
Slurry addtion Bùn sinh học thêm vào 0,5% NaOH hoặc Ca(OH)2 ở 4oC. |
30 phút |
Turner and Willams, 1999 |
(Nguồn: EFSA Journal 2010)
5. Chất sát trùng/lựa chọn hóa chất, quy trình xử lý Dịch tả heo Châu Phi và Dịch tả heo cổ điển:
Đối tượng cần sát trùng |
Chất sát trùng/hóa chất/quy trình |
Heo sống |
Giết chết êm ái (trợ tử nhân đạo) |
Xác heo |
Chôn hoặc đốt |
Chuồng nuôi/các dụng cụ chăn nuôi |
Xà phòng và chất tẩy rửa, tác nhân oxy hóa và kiềm. |
Cân nhắc bao vây |
Chất diệt côn trùng (organophosphates và synthetic pyrethroids) để diệt ve, các thứ khác không hiệu quả. |
Con người |
Xà phòng và chất tẩy rửa |
Các dụng cụ điện |
Phun Formaldehyde |
Nước – các thùng chứa – các hồ đập (là nơi tồn lưu) |
Khơi thông thoát |
Thức ăn |
Chôn hoặc đốt |
Chất thải, phân |
Chôn hoặc đốt, a xít hoặc chất kiềm |
Nhà ở của người |
Xà phòng, chất tẩy, các tác nhân ô xy hóa |
Máy móc |
Xà phòng, chất tẩy và chất kiềm |
Phương tiện vận chuyển |
Xà phòng, chất tẩy và chất kiềm |
Quần áo |
Xà phòng, chất tẩy, chất ô xy hóa và chất kiềm |
(Nguồn: AUSVET PLAN, 2000)
Nguồn tham khảo:
- A guide to selection anf use of disinfectants CDC (2003);
- Yoni Segal, Cleaning and disinfection of poultry farm;
- Một số tài liệu, thông tin của các bạn đồng nghiệp.