Home > Cà phê chia sẻ > Chi tiết

Tóm lượt thông tin về bệnh Dịch tả heo Châu Phi và biện pháp phòng tránh

Theo thông tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay bệnh Dịch tả heo Châu Phi đã xảy ra gần hầu hết các tỉnh thành trong cả nước với hơn 4.400 xã, 450 huyện, tổng số heo bệnh và tiêu hủy là khoảng 2,8 triệu con, chiếm gần 10% tổng đàn heo nuôi trong cả nước (là 28,151.948 con , Tổng Cục Thống kê, 2018); bệnh phần lớn xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh

            Theo thông tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay bệnh Dịch tả heo Châu Phi đã xảy ra gần hầu hết các tỉnh thành trong cả nước với hơn 4.400 xã, 450 huyện, tổng số heo bệnh và tiêu hủy là khoảng 2,8 triệu con, chiếm gần 10% tổng đàn heo nuôi trong cả nước (là 28,151.948 con , Tổng Cục Thống kê, 2018); bệnh phần lớn xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Do đó, người chăn nuôi không nên hoang mang, lo lắng quá mức, nên tập trung áp dụng các biện pháp phòng dịch.

Bài viết này, cung cấp cho người chăn nuôi một số thông tin cần biết và biện pháp phòng tránh đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi, cụ thể như sau:

1. Tóm tắt thông tin bệnh Dịch tả heo Châu Phi:

- Bệnh Dịch tả heo Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút chỉ gây cho heo nhà và heo rừng;

- Không gây bệnh cho các loài động vật khác, heo bệnh có khả năng chết lên đến 100%;

- Vi rút có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm của heo:

Bảng tổng hợp thông tin về sức đề kháng của vi rút Dịch tả heo Châu Phi:


Loại sản phẩm

Thời gian vi rút tồn tại

Thịt có xương, thịt nghiền

105 ngày

Thịt chế biến ở nhiệt độ 70oC trong 30 phút

0

pH dưới 3,5 hay trên 11,5

0

Thịt khô

300 ngày

Thịt xông khói, bỏ xương

30 ngày

Thịt đông lạnh

1.000 ngày

Thịt mát

110 ngày

Thịt chất lượng kém (hỏng)

105 ngày

Da/Mỡ (kể cả đã khô)

300 ngày

Máu ở nhiệt độ lạnh 4oC

18 tháng

Phân heo ở nhiệt độ thường

11 ngày

Thực phẩm thừa bỏ đi (có thịt heo)

15 tuần

Chuồng heo nhiễm bệnh

1 tháng

(Nguồn thông tin: FAO)

- Bệnh Dịch tả heo Châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh ở người;

- Hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị bệnh.

2. Triệu chứng lâm sàng:

 Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường thay đổi không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra. Thông thường heo mắc bệnh sẽ thấy một số hoặc tất cả các triêu chứng sau:

Sốt cao, nằm một chỗ hoặc đi lại khó khăn; nôn mữa, tiêu chảy thỉnh thoảng có lẫn máu; vùng da mỏng có màu đỏ hoặc tím xanh; mõm và chóp tai xuất huyết lấm chấm; heo ho và khó thở; xảy thai trên heo mang thai, heo con chết ngay sau khi sinh hoặc yếu ớt. Hầu hết heo mắc bệnh sẽ chết trong vòng mười ngày.

* Một số triệu chứng thường thấy trên heo mắc bệnh Dịch tả heo Châu Phi:

Heo sốt nằm một chổ hoặc nằm chồng lên nhau

Heo nôn mữa

Heo tiêu chảy có lẫn máu

Chóp tai xuất huyết lấm chấm

Vùng da mỏng có màu tím xanh

3. Loại heo dễ nhiễm bệnh theo thứ tự như sau:

Heo nọc à Heo nái nuôi con à Heo nái mang thai à heo thịt 60-100kg à heo  nhỏ và heo con (theo ghi nhận thực tế của SINGA)

4.  Đường lây truyền: Heo bị nhiễm vi rút Dịch tả heo Châu Phi chỉ qua đường TIÊU HÓA.

- Lây trực tiếp: Từ heo mắc bệnh, sản phẩm heo mang mầm bệnh sang heo chưa mắc bệnh;

- Lây gián tiếp: Thông qua các loài vật chủ trung gian mang mầm bệnh (ve, mòng, côn trùng gặm nhấm, chim di cư,...), các phương tiện vận chuyển, thức ăn chăn nuôi, bao bì thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi và cả yếu tố con người (như quần áo, giày dép nhiễm vi rút gây bệnh);

- Sử dụng thức ăn dư thừa có chứa sản phẩm heo mang mầm bệnh chưa qua xử lý nhiệt phù hợp cho heo ăn.

4. Biện pháp phòng tránh vi rút gây bệnh dịch tả heo Châu Phi xâm nhập vào trại, hộ chăn nuôi: 

Hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị được Dịch tả heo Châu Phi, vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính; kiểm soát nguồn gốc thức ăn, nước uống, con giống và chăn nuôi an toàn sinh học là các biện pháp chủ lực:

- Trước khi mua thức ăn hoặc mua heo về nuôi ở nơi đảm bảo không mang mầm bệnh Dịch tả heo Châu Phi;

- Kiểm soát và hạn chế người lạ ra vào khu vực chăn nuôi; luôn thay quần áo đã khử trung, giày dép đã khử trung, tắm thật kỹ trước khi vào  trại. Khi ra khỏi trại cũng phải vệ sinh sát trùng và thay quần áo, giầy dép khác;

- Không nên sử dụng thức ăn thừa mà chưa qua xử lý nhiệt cho heo ăn (vi rút gây bệnh Dịch tả heo Châu Phi chỉ bị tiêu ở nhiệt độ 700C trong vòng 30 phút);

- pH: 3,5-11,5 sẽ bị bất hoặt, tuy nhiêu nếu ta bổ sung Acid hữu cơ (T950) hay Men vi sinh sống (T910) trong thức ăn thì pH đường ruột sẽ duy trì ở mức pH= 5 thì đã đủ để gây bất lợi cho virut rồi. Tham khảo ý của cục trưởng cục chăn nuôi:

https://m.nongnghiep.vn/qcuc-truong-chan-nuoi-nuoi-lon-bo-sung-che-pham-vi-sinh-co-the-han-che-duoc-dich-ta-lon-chau-phi-post244530.html?fbclid=IwAR1oY-OHpU6NWCM_bfu4hxeQWs1zK7AzUFMmNRef285LMSMXFv8FKTEO_dg

- Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi; kiểm soát côn trùng và động vật gây hại bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại trong khu vực chăn nuôi;

- Tăng cường các giải pháp về dinh dưỡng: Vi rút Dịch tả heo Châu Phi phần lớn lây nhiễm qua đường tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với vật thể nhiễm vi rút như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và ăn thức ăn chứa thịt heo nhiễm bệnh,… Do đó, người chăn nuôi cần phải bổ sung những những sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt giúp vật nuôi có được sức khỏe tốt nhất, cân bằng hệ thống vi sinh vật đường ruột giảm tối thiểu xâm nhập và gây bệnh của vi rút Dịch tả heo Châu Phi và các mầm bệnh khác, từ đó chúng mang lại lợi nhuận cho nhà chăn nuôi. 

Tóm lại vi rút dịch tả heo châu phi chỉ xâm nhập vào máu chỉ qua đường tiêu hóa nên chúng ta phải:

* Bảo vệ đường tiêu hóa, làm cho đường tiêu hóa thật khỏe mạnh thông qua bổ sung vi sinh vật có lợi (như T910) và/hay acid hữu cơ (T950)

* Dùng các sản phẩm để tăng sức đề kháng tổng thể của heo thông qua các sản phẩm như Vitamin C (T35), A.D.E Bcomplex (T990)./.