Home > Cà phê chia sẻ > Chi tiết
Peptide là các chuỗi axit amin mạch ngắn dễ dàng hấp thu và tiêu hóa trong cơ thể vật nuôi.
* Peptide có tác động đem lại nhiều lợi ích cho vật nuôi:
Peptide tác động tích cực đến sức khoẻ vật nuôi thông qua hệ tiêu hóa, miễn dịch, tim mạch và hệ thần kinh. Peptide đã khẳng định vai trò quản lý điều tiết hoạt động sinh học; chúng có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa, giúp cải thiện điều trị nhiều bệnh. Sự quan tâm ngày càng tăng đối với peptide đã khuyến khích cộng đồng khoa học và ngành thức ăn chăn nuôi khám phá công dụng peptide.
Sản xuất và hấp thụ peptide trong hệ tiêu hóa
Trong lãnh vực chăn nuôi, có rất nhiều nghiên cứu khoa học về tác động tích cực của peptide như: - Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi và sức tăng trưởng cho vật nuôi;
- Duy trì thể trạng vật nuôi tốt hơn;
- Kích thích hệ thống miễn dịch, phòng chống hiệu quả stress và ngăn chặn mầm bệnh.
Peptide điều hòa sự trao đổi chất trong cơ thể vật nuôi
* Những tác dụng được biết đến nhiều nhất của peptide:
1. Thúc đẩy tăng trưởng:
Trong điều kiện nuôi nhốt, vật nuôi dễ bị stress và bệnh dịch khiến chúng giảm lượng ăn vào. Do vậy, peptide giúp tăng lượng ăn vào. Các peptide chuỗi ngắn và axit amin tự do kích thích lên vị giác của vật nuôi, ảnh hưởng tích cực đến tính ngon miệng thông qua việc kích thích các hormon dẫn đến lượng ăn vào tăng. Nhờ đó vật nuôi tăng trưởng tốt hơn và hiệu quả sử dụng thức ăn được tối ưu.
2. Dễ hấp thu, không tiêu chảy:
Hàm lượng axit amin cân bằng, tỷ lệ lớn protein tiêu hoá (90-95%) với độ hữu dụng sinh học cao giúp tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Thêm vào đó peptide chuỗi ngắn bền vững và dễ hấp thu qua màng ruột hơn nên hoạt động tốt hơn trong hệ tiêu ho, không gây rối loạn tiêu hóa.
Chuỗi peptide mạch ngắn có tốc độ vận chuyển và hấp thu nhanh hơn, ổn định hơn so với những chuỗi peptide mạch dài
3. Kích thích hệ miễn dịch:
Do vai trò quan trọng của Peptide trong quá trình trao đổi chất cũng như khả năng hấp thu qua màng tế bào ruột, chúng giúp kích thích miễn dịch thụ động trong lòng ruột và duy trì năng suất tối ưu của vật nuôi thông qua tăng cường các chức năng kháng khuẩn, chống oxy hoá và tăng cường miễn dịch...
4. Ngoại hình đẹp, nặng cân khi xuất bán
Việc bổ sung peptide vào thức ăn giúp hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng trưởng cho vật nuôi được tốt hơn; kích thích hệ thống miễn dịch, phòng chống hiệu quả stress và ngăn chặn tiêu chảy. Do đó, vật nuôi có ngoại hình đẹp và nặng cân.
* Bảng: Kết quả thử nghiệm heo 7 – 21 ngày (theo nguồn Nutraflo):
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
(Sản phẩm có thể hòa tan trong nước hay trộn vào thức ăn)
* Gia súc, gia cầm thịt: Bổ sung T75 giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, kích thích hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh và rút ngắn thời gian nuôi.
* Gà đẻ, Vịt đẻ, Cút đẻ: Cung cấp T75 giúp kích thích đẻ nhiều, trứng to, kéo dài thời gian đẻ.
* Cá, Tôm: Bổ sung T75 có mùi vị tanh tự nhiên giúp tôm, cá bắt mồi tốt, ăn nhiều, mau đạt kích cở và rút ngắn thời gian nuôi. Hỗ trợ miễn dịch, vượt qua sự thay đổi của môi trường và phục hồi cơ thể sau điều trị bệnh.
* Ếch: Bổ sung T75 kích thích ăn nhiều, giảm tỉ lệ ếch còi cọc, bung đùi, màu da đẹp và nặng cân khi xuất bán.
* Cá sấu: Kích thích ăn nhiều, mau lớn, ít bệnh tật, đẹp da.
LIỀU DÙNG
- Heo: Trộn 1kg T75 cho 200kg thức ăn hỗn hợp.
- Bò, Dê, Cừu: Trộn 1kg T75 cho 200 – 500kg thức ăn hỗn hợp.
- Gà thịt, Vịt thịt: Trộn 1kg cho 200 – 500kg thức ăn hoặc pha nước 2 -5g cho 1lít nước.
- Gà đẻ, Vịt đẻ, Cút đẻ: Pha nước 2 – 5g cho 1 lít nước.
- Tôm: Pha 5-10g T75 cho 1kg thức ăn hỗn hợp.
- Các loại Cá có vảy, Cá da trơn, Ếch: Pha 1kg T75 vào nước vừa đủ để phun vào 300 – 500kg thức ăn hỗn hợp trước khi rãi xuống ăn.